Sau khi thu hái măng trong rừng tre còn để lại một số măng tre để thanh cây mẹ mới. Gốc măng đó tiếp tục mọc lên rễ nhánh. Sinh trường chiều cao mạnh và ổn định. Trong thời điểm đỉnh cao, sinh trưởng của Trúc sào ngày đêm có thể mọc được 100 cm. Nhiều loài cây không thể vượt được chúng. Sinh trưởng chiều cao là kết quả sinh trưởng các đốt. có nhiều cây thường 14-15 đốt, có cây chỉ 6-10 đốt. Đỉnh cây không ngừng tăng số đốt và dài ra, đến lúc bẹ mo rụng xuống, các cành tre mọc ra, các đốt giữa cây tre sản sinh chất diệp lục và phát huy tác dụng quang hợp. Sau đó sinh trưởng chậm lại đồng thời bộ rễ hình thành. Các cành mọc nhanh từ gốc lên ngọn, sau khi toan fbooj cành nhánh đầy đủ, các lá đồng thời mở. Trong quá trình sinh trưởng chiều cao các đốt dài ra, chiều cao và đường kính cũng tăng lên, vách tre dày thêm. Các đốt giảm bề dày từ gốc lên ngọn. Sự sinh trưởng của cây tre chỉ hoàn thành trong mùa sinh trưởng. chỉ có thời gian khác nhau theo loài, ngắn nhất là 20-30 ngày, dài nhất là 40-50 ngày. Nói chung những loài ra măng sớm, thời gian thu hoạch măng dài. Ngoài ra điều kiện nhiêt độ khác nhau cũng có sự thay đổi; nhiệt độ biến đổi lớn, không thuận lợi cho việc ra măng. Sau khi ra cây thì chiều cao đường kính, thể tích thân trê không thay đổi mấy, nhưng bên trong thân tre sinh trưởng chắc là lão hóa có sự thay đổi. Thông thường sinh trưởng của thân tre chia ra 4 giai đoạn: tuổi non, tuổi trưởng thành, tuổi trung niên và tuổi giả. Có loài phải trải qua 9-10 năm như Trúc Sào. Loài nhỏ hơn là 6 năm.
Trong quá trình sinh trưởng chiều cao của tre mọc cụm và tre mọc tản về quy luật cơ bản như nhau, nhưng tốc độ sinh trưởng của tre mọc cụm chậm hơn và thời gian mọc dài hơn. Sau kỳ đỉnh cao có loài 90-100 ngày, có loài tre đến mùa đông vẫn chưa ra cành mới, đế mùa xuân năm sau mới có cành lá, cho đến tiểu mãn mới kết thúc thành một cây tre độc lập. Trong chồi bên của tre mọc cụm có một chồi chính to và nhiều chồi phụ. Chồi chính phát triển hoàn toàn thành cành chính có các đốt thân, chồi phụ chủ yếu phân bố hai bên chồi chính, có bẹ cành bảo vệ. Cùng với tuổi tre tăng lên, cơ quan đồng hóa và hệ thống hấp thu dần dần được hoàn thiện, hoạt động sinh lý dần dần được tăng cường, chất dinh dưỡng hữu cơ được tích lũy. Sau hai năm khả năng ra măng mạnh nhất, sau đó là 3 năm. Sau 5 năm lượng lá tre bị giảm xuống, bộ rễ thưa dần, hoạt động sinh lý cũng yếu đi, chất lượng gỗ giảm xuống, bắt đầu vào giai đoạn lão hóa khô chết.
Sau khi tre ra cành ra lá. Thứ tự ra lá từ dưới lên trên, lá nở cũng heo quy luật như vậy. Nhưng đối với tre mọc cụm lại ngược lại, do ngọn tre sinh trưởng mạnh chồi bên dưới cây bị ức chế, mấy năm sau mới nở lá. Trong quá trình sinh trưởng của một lá, về cơ bản là kỳ phân hóa chồi lá, chiều dài, bề rộng, chiều dày của lá biến đổi rất nhiều, các mô trong lá cũng dần dần phân hóa cho đến khi hoàn toàn nở ra bắt đầu quang hợp bình thường; thời kỳ này khá dài, đến khi chất nguyên sinh trong tế bào lá bị phá hoại, lá bắt đầu rụng. Như vậy, ta có thể chia ra mấy thời kỳ: kỳ phân hóa chồi lá (tháng 3-4), kỳ sinh trưởng (tháng 4-5); kỳ chức năng (tháng 5-7); kỳ lá rụng (sau tháng 8) là thời kỳ nuôi măng. Tháng 4-5 năm sau sau khi ra măng, lá tre từ màu sẫm biến thành màu vàng thán 6-9 lại khôi phục sinh trưởng, lá lại biến thành màu xanh xẫm; lá của năm thứ hai lão hóa biến vàng tháng 3-4 lá rụng, năm thứ hai lại thay một đợt lá. Hàng năm đều có các đợt thay lá, rụng lá.
(Nguồn: Hỏi đáp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến tre: Bản dịch từ tiếng Trung Quốc/ Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải, Vũ Văn Dũng, Vũ Văn Cần: biên dịch và hiệu đính.-H.: Nông nghiệp, 2006.- 213 tr.: ảnh minh họa.-: Đăng ký cá biệt: VB20082443, VT20094106)